1 9

CÁC LOẠI SẸO

2 6

Sẹo nổi hoặc tăng sinh

Sẹo nổi tạo ra ngay sau khi lành vết thương và do sự sản xuất quá nhiều các sợi mô liên kết gây ra. Sẹo này có khuynh hướng phồng lên và nhô cao hơn da xung quanh, mặc dù vẫn còn hạn chế trong khu vực tổn thương ban đầu. Sẹo nổi đặc biệt phổ biến khi vết thương không được để yên hoặc được bảo vệ hoặc nếu đã bị nhiễm trùng.

3 8

Sẹo quá phát hoặc sẹo lồi

Sẹo lồi có khuynh hướng tạo ra lâu sau khi vết thương lành. Đây là do sự phát triển quá thừa xơ mô liên kết gây ra, tiếp tục phát triển lên trên vết thương và trên da lành mạnh, giống như chân của con cua. Sẹo lồi ảnh hưởng đặc biệt đối với các cô gái và phụ nữ trẻ. Sẹo trên các phần của cơ thể có sức căng da lớn cũng nhạy cảm với sự tạo thành sẹo lồi. Rất nhiều khi sẹo lồi phát sinh là do khuynh hướng di truyền. Sẹo lồi thường gặp gấp 10 lần ở người có màu da sậm so với người có màu da sáng.

4 8

Sẹo lõm hoặc teo

Khi mô sẹo bao phủ vết thương nhưng không đủ mô tạo ra để lắp đầy vùng tổn thương, thì điều này được gọi là sẹo lõm. Những sẹo lõm này đặc biệt phổ biến sau khi bị mụn hoặc thủy đậu.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẸO

ĐIỀU TRỊ SẸO LÕM

ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI

Điều trị nội khoa: áp dụng tiêm sẹo, bôi thuôc, dán keo… theo liệu trình với trường hợp sẹo nhỏ, người có cơ địa sẹo lồi.
Phải kết hợp với các phương pháp hỗ trợ để đạt kết quả tối ưu.

Điều trị ngoại khoa: Tùy vào tình trạng sẹo lồi cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn về các phương pháp như: cắt bỏ, làm mòn sẹo, phẫu thuật, laser.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Bác Sĩ hoặc chuyên gia da liễu trực tiếp tư vấn và khám, sau đó phân tích tình trạng da của bạn.

Xác định loại sẹo và hướng giải quyết.

Hướng dẫn các nguyên tắc chăm sóc da tại nhà.

Tư vấn liệu trình điều trị sẹo phù hợp với bạn nhất.